CÁC DI TÍCH TÍN NGƯỠNG ĐỀN THỜ LÊ LAI, LÊ LÂM, LÊ NIỆM, LÊ KHỦNG
Từ khu nghỉ dưỡng Linh Trường về phía Tây Bắc đi qua chợ Hón rẽ phải (hoặc) đi lên hướng Bắc qua trường THCS xã Hoằng Trường rẽ trái, bạn đến thôn An Lạc xã Hoằng Hải. Ở đó có đền thờ Lê Lai, Lê Lâm, Lê Niệm, Lê Khủng.
1. Lê Lai:
Theo thần tích tại đền: Lê Lai, người làng Dựng Tú, sách Đức Giang, huyện Lương Giang nay thuộc Ngọc Lạc, Thanh Hóa.
Lê Lai có người anh là Lê Lạn cũng tham gia nghĩa quân Lam Sơn, năm Ất Tỵ (1425) trong trận đánh ở ải Khả Lưu – Nghệ An, ông hy sinh! Sau được truy tặng chức Thái Phó, tước Hiệp Trung hầu rồi lại được truy tặng Thái phó Hiệp Quận Công.
Lê Lai là người có mặt trong số 18 người cùng Lê Lợi hội thề ở Lũng Nhai năm 1416. Ông là người cương trực, dũng lược có chí khí, được phân công lo việc hậu cần.
Năm Mậu Tuất 1418, lúc mới dựng cờ khởi nghĩa, quân ít, lương thiếu, bị quân Minh vây đánh ở Mường Một, Lê Lợi phải bỏ Lũng Nhai về đóng ở Trịnh Cao, một nơi hẻo lánh không có dân. Tướng Minh chia quân chặn những nơi hiểm yếu. Tính thế vô cùng quẫn bách. Khi bị vây ở Pù Rinh, quân Minh định bắt sống Lê Lợi, may có Lê Lai đổi áo liều mình phá vây cứu chúa. Giải thoát cho Bình Định Vương Lê Lợi.
Lê Lai bị bắt và xử tử hình. Cảm động trước tấm lòng trung nghĩa, sai quân đi tìm thi hài ông đem về an táng ở Lam Sơn. Lê Lợi nói “Lê Lai đã có công đổi áo, sau này tôi và con cháu tôi, cùng con cháu tướng lĩnh, công thần nêu không nhớ đến công lao ấy thì xin cho cung điện biến thành rừng núi, ấn bấu biến thành cục đồng, gươm thần biến thành dao cùn”.
Năm 1428, thiên hạ đại định Lê Lai được phong là Công thần bậc nhất, chức Thái úy, tước Trung Túc Vương và cúng giỗ trước Lê Lợi một ngày.
Trong nhân dân còn lưu truyền câu:
“Hăm mốt Lê Lai, Hăm hai Lê Lợi (22 tháng 8 âm lịch)”
Lê Lai có 3 con trai là Lê Lữ, Lê Lộ, Lê Lâm. Cả 3 người đều được Lê Lợi chăm sóc như con đẻ.
2. Lê Lâm:
Ông là con út Lê Lai. Lớn lên theo vua Lê Lợi và lập được nhiều chiến công trong kháng chiến Chống Minh. Kháng chiến thắng lợi, ông được xếp vào hạng thứ ba trong các công thần. Năm 1430 Ai Lao ấn cõi. Lê Lâm làm tiên phong đi tiêu trừ. Trong khi truy kích quân giặc, ông bị trúng chông có tẩm độc và chết.
Ông được tặng là Thái Úy Trung Quốc Công và phong làm Phúc Thần.
3.Lê Niệm:
Lê Niệm là con Lê Lâm, cháu nội Lê Lai. Xuất thân từ chân ấm Tử, được vào làm việc trong triều. Nhờ tu dưỡng, rèn luyện mà ông trở thành người văn võ, kiêm toàn. Ông đã được cử đi trị nhậm ở nhiều miền đất xa. Về võ công, năm 1449 ông làm chức An phủ sứ ở An Bang (Quảng Ninh nay), có công giữ yên bờ cõi dân yên ổn làm ăn. Năm 1470 ông cùng Đinh Liệt theo Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, bắt được Vui Chiêm là Trà Toàn, ở Thành Bồ Bàn. Năm 1480, lúc đã ngoài 50 tuổi ông cầm quân đi đánh Bồn Man, tiến quân đến gần biên giới Miến Điện, thanh thế lừng lẫy, khiến kẻ thù không giám xâm phạm bờ cõi.
Về trính trị, ông đã cùng Lý Lăng, Nguyễn Xí, Đinh Liệt… có công lật đổ Lê Nghi Dân diệt bọn Phạm Đồn, Phạm Ban, đưa Lê Tử Thành tức Lê Thánh Tông lên ngôi vua, mở ra thời kỳ thịnh trj nhất của Triều Lê. Năm ấy ông được phong tước “Đình Thượng Hầu”.
Năm 1463, ông được cử tham gia phụ trách trường Quốc Tử Giám. Năm 1464 ông là chánh chủ khảo kì thi Hội (sử sách cũ không thấy nói ông đỗ học vị gì nhưng đi chấm thi Tiến sỹ và phụ trách Quốc Tử Giám thì phải là người nổi tiếng đương thời về học vấn).
Ngoài ra ông đã từng nhiều năm làm Tể Tướng. Người đương thời vẫn ca tụng Ông là vị quan Thanh liêm, sống đạm bạc, không ham phú quý, không thích ồn ào, khoa trương.
Ông vẫn thường xướng họa thơ văn với Lê Thánh Tông. Ông mất năm 1486 để lại nhiều tiếng thơm và được truy tặng là Tĩnh Quốc Công.
Đánh giá về ông, trong lịch Triều Hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đã viết “Kể đến người văn võ đều giỏi, công danh toàn vẹn thì không ai bằng Lê Niệm”.
Đời sau phong ông là Phúc Thần, nhiều nơi thờ, các triều đại đều có sắc phong là “Thượng, thượng đẳng, tối linh, đại vương”
4.Lê Khủng:
Lê Khủng là con thứ tư của Trình Quốc Công Lê Niệm, cháu 4 đời của Lê Lai.
Trong triều đại Lê Thánh Toonh, ông là một tướng có nhiều công trong công dẹp yên biên giới. Năm 1490 một lần đi đánh Chiêm Thành, ông đã cùng anh là Lê Chí tả xung, hữu đột, lập được nhiều chiến công. Nhưng rồi trong một trận đánh ở vùng Bình Định bây giờ ông bị thương nặng và chết tại trận.
Ông được truy tặng “Thái Bảo”, tước “Thuần Quận Công” sau đó được ban Phúc Thần.
Như vậy đền ở Thôn An Lạc, thờ 4 vị tướng của 4 đời Lê Lai đến cháu nội đời thứ 4 của ông. Quê hương ở Thọ Xuân, Ngọc Lạc Thanh Hóa. Đều làm quan và ở Thang Long, nhưng tại sao có đền thờ ở đây làng An Lạc, chân núi Linh Trường này?
Ấy là khi Mạc Đăng Dung lên ngôi vua, con cháu các cựu thần nhà Lê, sợ bị trả thù nên đã vào đây để tìm cách tôn phù nhà Lê. Khi công việc Tôn phù đã thắng lợn, ép Mạc lên Cao Bằng. Họ không trở lại kinh thành nữa, ở lại ven biển Linh Trường, mộ dân, lập ấp. Khi dòng họ phát triển đông đúc, cháu chắt lập nhà thờ, thờ tổ tiên.