Đặt phòng
Chọn loại phòng
Phòng Vip
Phòng SeaView
Phòng Garden View
Ngày đến
Ngày đi
Số người
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Thêm
Họ tên
Số điện thoại
Số CMTND
Đặt phòng
Album ảnh
Hình ảnh khách sạn
Team buiding
Gala
Tour
Liên kết Website
Lựa chọn website liên kết

Hoằng Hóa - Thanh Hóa và Khu nghỉ dưỡng sinh thái biển Hải Tiến

Cập nhật: 02/04/2015
Lượt xem: 6260
VÀI NÉT VỀ HOẰNG HÓA - THANH HÓA VÀ KHU NGHỈ DƯỠNG SINH THÁI BIỂN HẢI TIẾN

“Về quê Thanh” bạn đã biết và đã say mê với những câu chuyện lịch sử về Triệu Trinh Nương, Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi... về cội nguồn Núi Đọ, trống đồng Đông Sơn; về những vùng đất anh hùng như Hàm Rồng, Phà Ghép; về những danh lam thắng cảnh dọc theo dòng sông Mã, Sông Chu, hay một khu kinh tế mà sức vươn dậy không thể gì cản nổi; Nghi Sơn - Tĩnh Gia...
Nhưng có thể bạn chưa biết về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Tổng Ngọc Hoằng Hóa với bao chiến công lịch sử và cũng là một thắng cảnh đẹp. Hấp dẫn bởi một khu sinh thái nghỉ dưỡng hiện đại, bãi biển nguyên sơ, kết hợp leo núi ven biển, thăm nhiều đền miếu với những Nhiên thần, Nhân thần tối linh. Tác giả xin được trân trọng giới thiệu về vùng đất nhỏ hẹp này trong một tỉnh lớn Xứ Thanh để quý khách xa gần có được thông tin cần thiết cho một chuyến du lịch nghỉ dưỡng.


/pic/Menu/images/635616780362803421.jpg.ashx


Theo Quốc Lộ 1A từ Hà Nội vào, qua dốc Xây bạn đã được Thanh Hóa đón chào. Quốc Lộ 1A chạy ngang qua huyện Hà Trung, qua Cầu Lèn vào đất Hậu Lộc, qua đền Bà Triệu bạn đã vào địa phận huyện Hoằng Hóa. Tác giả nhấn mạnh chữ Hoằng Hóa vì nhiều người quen nói Hoàng Hóa - kể cả người đáng kính! ?.
Chữ Hoằng Hóa chứa đựng nghĩa “Dốc sức truyền bá rộng rãi việc dùng Đức để giáo hóa (nghĩa từ này có gốc từ Thiên Chu Quan trong sách Kinh Thư)”. Khách với nghĩa “Hoàng” là màu vàng.
Sách Minh Quy Hữu Quang cũng viết : “Từ xa xưa chưa từng có việc không có thánh nhân mà đạt đến diều cực thịnh” (Thịch Trị - Thái Bình). “Cũng chưa từng có chuyện không có bậc hiền thần mà lại có việc dốc sức truyền bá điều dùng Đức để giáo hóa”. Đoạn sách này nói để ca ngợi Chu Văn Vương và Chu Vũ Vương.
Năm Quang Thuận thứ 10 Triều Lê khi đặt tên “Hoằng Hóa” các bặc tiền nhân gửi khát vọng, gửi lời dạy vào các thế hệ sau: “Hãy phát huy, hãy làm cho các giá trị văn hóa đạo đức ngày một hưng thịch, phát triển”, và cũng ngầm nói: “Đất này sinh những hiền nhân thần” (Xem danh nhân văn hóa Hoằng Hóa).
Hoằng Hóa có 48 xã với từ đầu tên xã là Hoằng. Ví như xã Hoàng Long nghĩa là con rồng thăng lên, bay lên chứ không phải là con rồng màu vàng “Hoằng Long” !. Và phi lô-gíc là cây cầu Hoàng Long mố cầu bám trên đất Hoằng Long.
Tại đầu cầu Hoằng Long hay trước đó, đầu cầu Tào từ Hà Nội vào bạn rẽ trãi 13km nữa xuyên qua ngã tư huyện Hoằng Hóa nay, bạn sẽ đến “Biển Hải - Tiến” (tên một dự án kinh tế du lịch của Hoằng Hóa - bờ biển của huyện).


/pic/Menu/images/635616780363303449.jpg.ashx


Bờ biển Hoằng Hóa dài 14km. Nối 2 cửa sông Lạch Trường và Sông Mã nay. Trên bờ biển này có tới 8 Công ty đầu tư du lịch.
Điểm cuối con đường tỉnh lộ, nơi bạn xuống xe có Công ty du lịch INVENCO (Tay phải), công ty HERO (tay trái).

Có nhà thơ vừa ra đến bờ biển đã thốt lên: “Cả một vùng trời nước bao la”, với  “bãi cát mịn màng nhung lụa trải” và tác giả:


“Có nơi nào biển trong xanh đến vậy
Gọi tình yêu dào dạt mỗi con người”

 
Bờ biển là địa giới phía Đông huyện Hoằng Hóa, xa xa Hòn Nẹ xanh mờ lì lợm trước muôn trùng sóng vỗ.
Tay phải là cửa sông Mã, con sông bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc, chảy qua địa phận nước Lào và Tây Bắc Việt Nam rồi chảy tới Thanh Hóa. Đến Thanh Hóa có nhiều Chi lưu nhập vào, sông trở nên rộng lớn, triền sông mở rộng ra, nước chảy mạnh.
Sông Mã chảy đến địa đầu Hoằng Hóa – nơi ngã ba Bông – nước chia làm 2 ngả, một chảy qua Lèn đổ ra Lạch Sung (Đa Lộc – Hậu Lộc), một ngã chảy qua Hoằng Hóa, đến xã Hoằng Khánh gặp nước sông Ngọc Chùy (sông Cầu Chày) đổ vào, đến xã Hoằng Hợp (Làng Đầu) gặp nước sông Chu (Sông Lương) đổ vào tiếp, làm sông rộng lớn, lái dòng nước chảy về phía Đông; gặp núi Trinh Sơn (Núi Triêng) sông chảy về Nam qua khe giữa núi Long Hạm (Hàm Rồng) và Nghi Sơn (Còn gọi là Hỏa Châu hay Núi Ngọc); chảy đến đồn Thủy Quân thời Nguyễn, gặp sông Đào Thọ Hạc chảy vào; Dòng sông đưa nước theo hướng Đông, phía Tả Ngạn, Hoằng Phụ của huyện Hoằng Hóa rồi đổ ra biển (nơi ấy gọi là Cửa Trào, Lạch Trào hay Cửa Hới – Cửa Sông Mã).
Dòng sông này năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) được Triều đình Nhà Nguyễn khắc hình tượng thờ ở Thái Miếu. Năm Tự Đức thứ 3 (1852) chép trong điển thờ, liệt kê vào hàng sông lớn – là một trong 12 cửa biển nước ta thời ấy.
Tay trái là dãy núi Linh Trường, còn có tên là núi Ngọc Chuế, núi Trường Lệ hay theo cách gọi của dân địa phương: núi Hà Rò, núi Lạch Trường.


/pic/Menu/images/635616780364603524.jpeg.ashx


Truyền thuyết về núi Hà Rò có truyện “Ông Tần lấp biển”.

Truyện kể rằng: “Ngày ấy ở vùng biển Tổng Ngọc bây giờ bỗng nhiên xuất hiện một người đàn ông cao lớn dị thường, người ta quen gọi ông là Tần. Suốt ngày dêm ông Tần ra sức moi đất lấp biển nhưng biển hung dữ đã cuốn đi tất cả, khiến cho công lấp biển của ông trở thành công dã tràng xe cát, mặc dù nơi ông lấy đất lấp biển đã biến thành sông Bút, sông Cung bây giờ. Sau nhiều lần thất bại ông Tần nghĩ ra kế trông một bụi tre và bụi song. Khi song dài 100 sải, tre dài 100 đốt ông Tần bện thành quang sọt. Đòn gánh gánh đất lấp biển, số lượng nhiều vô kể, biển phải lùi dần ra. Nhưng lâu ngày sọt hư, quang đứt, công việc đành bỏ dở và bờ biển Hoằng Hóa có hình lõm như bây giờ. Nơi ông đào đất biến thành 2 cửa sông: cửa sông Mã và cửa sông Lạch Trường ngày nay. Đất thừa hai đống lớn ông Tần chưa kịp gánh đã biến thành dãy núi Trường và núi Kim Chuế bây giờ (Xem Địa chí Hoằng Hóa trang 313 XB T8/2000)”.
Núi Hà Rò khởi đầu từ Câu Cách và nhô cao thành ngọ đầu tiên ở làng Chuế thuộc xã Hoằng Yến (ngọn này được gọi là núi Ngọc Chuế) núi kéo lên hướng Bắc và nhô cao ở Bành thôn (ngọn này gọi là núi làng Bành); từ đó núi chạy song song với sông Lạch Trường ra biển; còn có các đỉnh cao ở làng Thìn, làng Ngọc Lâm… Đến biển, núi đi ngầm và đột ngột nhô cao lên thành núi Nẹ ngoài biển xa…
Chân núi ven sông, ven biển có nhiều đá ngầm trông như người đang sải chân lội qua. Trong sóng bach nhô lên một vài ngọ lớn nhỏ. Ngọc nhỏ phía trước trông như các mũi dày, gọi là “Hài Ty Phong” (núi mũi Dày); hai ngọn lớn nhỏ phía bờ lại có tên “Hoàng Ngưu mẫu tử Phong” (Bò mẹ, bò con).
Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” viết về núi Linh Trương năm Hồng Đức thứ 7 (1476) Lê Thánh Tông đi tuần du đến đây làm bài thơ “Cửa biển Lạch Trường” và tựa cho bài thơ ấy viết: “Bên cạnh là nước biển, núi xanh cao vót, hình núi kỳ dị đứng sững ở cửa biển, chân núi có động sâu thẳm khôn cùng, tương truyền đấy là miện rồng. Ngoài của dộng có hòn đã như hình cái mũi, tương truyền đấy là múi rồng. Dưới mũi lại mọc một viên đá tròn nhẵn nhụi đáng yêu, tương truyền đó là hạt ngọc. Đá lô nhô nhỏ rất nhiều hình thù, chỗ thưa, chỗ dày không thể đếm được rải xa bao quanh miệng rồng, tương truyền đấy là râu rồng”. Trên núi có đền thờ “Tứ Vị Thánh Nương” – Theo các nhà sử học thì đền này được xây dựng sau khi Lê Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành trở về (1470).
Trên núi khắc vào đá 2 chữ lớn “Tiên Châu” theo Phan Huy Chú trong lịch triều Hiến Chương Loại Chí tập 1 – NXB GD 2004 trang 61 thì 2 chữ này do Tĩnh Vương Trịnh Sâm sai khắc.
Tác giả: “Hoằng Hóa phong vật” có bài thơ về núi Linh Trường dịch là :


“Mặt biển liền phía Bắc là tổng Kim Chế
Khi xưa là biển đất mới bồi thành
Núi non nổi lên nhiều ngọ, chân biển liền bên
Nước sông lượn quanh bốn mặt, nước triều lộ đường đi các ngả
Miếu thờ thần Đại Giang mưa sớm nhuần tươi
Ngự sử khoa danh, núi có treo bảng quế
Lên cao ngắm nhìn yêu nhất là dãy núi cao, dài
Vừa là phượng, vừa là rồng rủi theo nhau”.

 
Nay thì hình thù kỳ dị của núi được tả trên bị cát vùi lấp và mưa gió bào mòn. Đền miếu nguy nga chỉ còn vết tích hay mới lập lại. Nhưng bên kia núi Linh Trường sát cửa sông Y Bích trước kia là thành Dư phát, cùng với Lạch Trường là một thương cảng trến phố dưới thuyền.


/pic/Menu/images/635616780365123553.jpg.ashx


Chính tạ khúc sông Ngu Giang, có núi Linh Trường này năm 1380 Hồ Quý Ly đã dựa vào thế núi đánh tan đạo quân của Chế Bồng Nga vào xâm lược bờ cõi. Ngày 05/08/1964 hải quân Việt Nam dựa vào núi Trường, núi Nẹ bắn nhiều máy bay Mỹ, các cụ lão dân quân và nữ dân quân Hoằng Trường nhờ núi lên cao, bắn tan thần sấm con ma Mỹ vào năm 1967.
Nơi quý khách đang dừng chân đây là điểm cuối của con đường tỉnh lộ: (TP Thanh Hóa – Khu sinh thải Hải – Tiến). Dải đất Hoằng Tiến này, xưa là xã Hà Lộ thuộc Tổng Ngọc Chuế -  một trong 8 tổng của huyện Hoằng Hóa từ thời Lê. Phía trước là biển cả có Hòn Nẹ, phía Nam có dòng sông Mã, Bắc có dãy Linh Trường. Khu du lịch sinh thái Hải – Tiến đây có thế rồng lượn hổ chầu. Sự tô điểm ấy của non nước khiến tác giả: “Hoằng Hóa phong vật” cảm khoái một bài thơ, dịch nghĩa như sau:


“Đất giáp biển Đông khởi từ Sầm Sơn
Rồng vươn lưng uyển chuyển cây um tum tốt
Bãi cat triều tông trải rông ra ở phía Đông
Cửa Y Bích khi triều dâng nước đầy ở mặt Bắc
Chân núi đá giáp lớp sóng, sóng không thể lay chuyển
Đầu núi chấm vào biển, biển sâu xa xanh rờn
Là một huyện ở phía Đông Nam trấn Thanh Hoa
(Huyện này) một tấc non sông một tấc vàng”
Ông Bùi Vĩ đã dịch bài thơ này:
“Liền biển Đông nối vùng núi biếc
Lượn thân rông la liệt cây xanh
Triều tông bãi cát phương Nam mở
Y bích thủy triều mé Bắc dâng
Rạn sóng chân non trơ chẳng chuyển
Núi sọi mặt biển sẵm màu lam
Đông Nam một cõi Thanh Hóa trấn
Một tấc non sông một tấc vàng”

 
/pic/Menu/images/635616780365653584.jpg.ashx
Bản quyền 2014 thuộc về Hải Tiến Tour. Bảo lưu mọi quyền lợi.
 
Thiết kế websiteSEO - Tất Thành
Online:25
|
Tổng truy cập:2396663

Bản đồ google maps

Văn phòng Hà Nội
Văn phòng Thanh Hóa