DI TÍCH TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG HÀ LỘ
Thành Hoàng Hà Lộ là sát hải Đại Vương (Rất nhiều nơi ở Thanh Hóa và ven biển Việt Nam đều thờ vì ông là Đại Tướng quân Hải Quân. Nhưng tại thôn Hà Lộ xưa, xã Hoằng Tiến nay là nơi ông mất, có mộ táng, có đền thờ - các nơi khác chỉ thờ vọng).
Thần Phả ghi rõ tên Ông là Hoàng Tá Thốn, tên chữ là Hoàng Minh, Mỹ Hiệu là Tô Đại Liên. Sinh ở làng Vạn Phần, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Mẹ thần, người học Trương ở Thôn Lý Trai – nay là xã Diễn Kỉ (Diễn Châu).
Truyền thuyết nói rằng Trương Phu nhân một buổi sáng ra sông gánh nước bỗng thấy 2 con trâu từ dưới sông lao lên, nhào vào húc nhau chí tử. Chúng lao đến chỗ bà. Bà dùng đòn gánh đuổi. Tự nhiên hai con trâu biến mất. Nhưng một lông trâu đã dính vào đầu đòn gánh rồi rớt xuống thùng nước. Bà uống phải, tức thì thấy trong người khác thường, từ đó mang thai. Ít lâu sau, bà sinh ra một đứa bé khôi ngô tuấn tú. Đặt tên là Hoàng Tá Thốn.
Lớn lên, Hoàng Tá Thốn có sức khỏe hơn người, vật giỏi, trai trong vùng không ai địch nổi. Đặt biệt là có tài bơi lội. Thốn đi lại trên nước như trên đất bằng vậy.
Nước nhà bị quân Nguyên xâm lược, nghe theo lời kêu gọi cứu nước của Bô Lão Diên Hồng và Vua Trần, Hoàng Tá Thốn gia nhập quân đội.
Ông được xung vào đội bộ binh. Nhưng một viên chỉ huy thấy Thốn lắm cơ miêu lại có tài bơi lội “Tiến cử” lên Hưng Đạo Vương và Thốn được chuyển sang đội thủy chiến Nhà Trần, sau đó được chiêu làm “Nội thư gia” giúp việc binh thư.
Tương truyền, Hoàng Tá Thốn đã cùng với các chiến hữu nhiều phen làm cho quân địch khốn đốn. Ông huấn luyện cho quân và cùng lặn xuống nước ngầm đục thuyền địch, làm nên những chiến thắng lẫy lừng. Đặt biệt là cuộc chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 – về việc này bia hộ Hoàng ở Yên Thành ghi “đời vua Trân Nhân Tông, năm Trùng hưng… Mậu Tý (1288) tướng Nguyên là Thoát Hoan và Ô Mã Nhi sang xâm lược Thăng Long, Tướng công Hoàng Tá Thốn được cấp Ấn Phù, thống lĩnh hàng vạn quân cùng tàu thuyền phục kích ở sông Bạch Đằng và đã đại phá quân giặc. Còn “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thì dùng tượng bính giáp kích”. Sau trận thằng này vua Trần Nhân Tông phong cho Hoàng Tá Thốn là “Sát Hải Chàng Lai Đại Tướng quân”. Giặc tan, Hoàng Tá Thốn được Triều đình Trần phong cho làm Đại Thống Lĩnh các đạo thủy binh, bảo vệ vùng Duyên Hải”.
Một lần ông đi tuần thú đường biển ở Thanh Hóa đến quãng giữa cửa Lạch Trường và Lạch Trào nay của địa phận Hoằng Hóa và ngày mùng một tết Nguyên Đán dọ bệnh đột ngột, ông từ trần. Triều đình cho thuyền rồng trở linh cữu về quê Vạn Phần, cho lập đền thờ ở quê và tại đây – nơi ông mất. Tặng ông “Sát Hải Đại Tướng quân, Thiên Bồng Nguyên soái chi thần”. Đời Hậu Lê, còn tặng ông: “Kim Phong Đoan trực Hoằng nghi Anh lược quang ý Dực bảo trung hưng trác vĩ thượng thượng đẳng tôn thần đệ nhất tối linh Đại Vương”.
Gần hết các làng ven biển thờ vị đại tướng Hải Quân này đều là thờ vọng. Ngay ở Hoằng Hóa đã có trên hai trục làng dựng đền, nghè thờ ông